Hội nghị triển khai Chương trình lao động kỹ năng đặc định đi làm việc ở Nhật Bản
Nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt ngày càng trầm trọng nguồn nhân lực, tháng 12/2018, Nhật Bản đã chính thức thông qua Luật Quản lý Xuất Nhập cảnh và chấp nhận tị nạn sửa đổi, trong đó quy định cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài vào Nhật Bản theo tư cách lưu trú “kỹ năng đặc định” và việc triển khai tiếp nhận từ ngày 01/4/2019. Đến nay, Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác để tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định với 8 quốc gia gồm: Philipne, Cambodia,Nepal, Mông cổ, Srilanka, Myanma, Lào, Indonessia và Việt Nam....Triển khai chương trình này, tháng 10 năm 2019 Cục QLLĐNN đã có Công văn 1572/QLLĐNN-NBĐNA hướng dẫn triển khai phái cử lao động kỹ năng đặc định sang Nhật bản đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngày 23 và 27 tháng 11 năm 2020, Cục QLLĐNN đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đưa lao động kỹ năng đặc định đi làm việc ở Nhật bản tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hướng dẫn toàn bộ doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài về các qui định tiếp nhận của Nhật bản cũng như quá trình triển khai MOU kỹ giữa các cơ quan chức năng 2 nước về phái cử và tiếp nhận loại hình lao động này.
Toàn cảnh Hội nghị
Chủ trì Hội thảo có ông Phạm Viết Hương Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN, Bộ Lao động TBXH cùng sự tham dự của hơn 800 cán bộ thuộc 470 doanh nghiệp phái cử.
Nội dung Hội nghị tập trung vào các Quy định liên quan đến tiếp nhận và hỗ trợ lao động đặc định của Nhật Bản mà các doanh nghiệp và người lao động cần biết như:
- Cơ quan Chính phủ quản lý hoạt động tiếp nhận: Tổng Cục Quản lý lưu trú xuất nhập cảnh
- Cơ quan tiếp nhận trực tiếp sử dụng lao động, riêng đối với ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, do tính đặc thù, cơ quan tiếp nhận có thể phái cử lao động đến các chủ sử dụng, ví dụ như HTX nông nghiệp, ngư nghiệp làm thủ tục tiếp nhận và phái cử lao động đến các hộ gia đình.
- Cấp phép cho Cơ quan hỗ trợ đăng ký để thực hiện việc nghiệp vụ liên quan đến thủ tục tiếp nhận lao động “kỹ năng đặc định” trên cơ sở ký hợp đồng ủy thác với Cơ quan tiếp nhận.
- Cho phép môi giới việc làm nhưng không được thu tiền môi giới từ người lao động. Các chi phí giới thiệu việc làm sẽ do cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản chi trả.
- Nhật bản đã thành lập 100 trung tâm tư vấn với 11 ngôn ngữ khác nhau trên toàn quốc để hỗ trợ LĐKNĐĐ
Tiêu chuẩn cơ quan tiếp nhận
- Có hợp đồng lao động phù hợp ký với lao động nước ngoài (lương và các điều kiện lao động...)
- Là tổ chức phù hợp (trong vòng 5 năm không vi phạm Luật lao động và Luật Xuất nhập cảnh)
- Có cơ chế hỗ trợ lao động nước ngoài
- Có kế hoạch hỗ trộ lao động nước ngoài phù hợp
Nghĩa vụ của cơ quan tiếp nhận
- Chắc chắn việc thực thi HĐLĐ ký với người lao động (trả lương thích hợp...)
- Thực hiện hỗ trợ thích hợp với lao động nước ngoài (có thể ủy thác cho cơ quan hỗ trợ đăng ký thực hiện hoạt động hỗ trợ. Có thể ủy thác toàn bộ nhưng phải thỏa mãn điểm (*)
- Nộp báo cáo cho Tổng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú
- (Nếu không thực hiện các điểm nêu trên thì ngoài việc không được phép tiếp nhận lao động nước ngoài còn bị Tổng Cục QL XNC và lưu trú chỉ đạo, ra lệnh cải thiện
- Cơ quan hỗ trợ đăng ký sẽ thực hiện hỗ trợ toàn bộ theo kế hoạch hỗ trợ lao động nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định số 1 theo hợp đồng ủy thác hỗ trợ với cơ quan tiếp nhận lao động
- Cơ quan được phép đăng ký sẽ được đăng ký trong sổ đăng ký các cơ quan hỗ trợ đăng ký và được công bố trên trang chủ của Cục xuất nhập cảnh và lưu trú.
- Thời hạn đăng ký là 5 năm và hết 5 năm cần phải cập nhật lại.
Tiêu chuẩn cơ quan hỗ trợ đăng ký
- Là tổ chức phù hợp (trong vòng 5 năm không vi phạm Luật lao động và Luật Xuất nhập cảnh) - có thể là 1 cá nhân hoặc 1 đoàn thể
- Có cơ chế hỗ trợ lao động nước ngoài (vd có thể hỗ trợ bằng ngôn ngữ để lao động nước ngoài có thể hiểu)
Nghĩa vụ của cơ quan hỗ trợ đăng ký
- Thực hiện hỗ trợ thích hợp với lao động nước ngoài
- Nộp báo cáo cho Tổng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú
(Nếu không thực hiện các điểm nêu trên thì có thể bị XÓA tên khỏi danh sách đăng ký
Qui định đối với người lao động đang cư trú tại Nhật Bản:
-TTSKN 2,3 sau khi hoàn thành thời gian TTKN tại Nhật Bản (miễn kỳ thi nếu không đổi ngành nghề lao động)
- TTSKN 2,3 sau khi hoàn thành thời gian TTKN tại Nhật Bản (miễn kỳ thi nếu không đổi ngành nghề lao động)
- Du học sinh tốt nghiệp khóa học tối thiểu 2 năm tại các trường có cấp bằng tại Nhật
- Hoàn thành các thủ tục tại Ban QLLĐ, có tên trong danh sách xác nhận theo quy định của MOC
(*) TTSKN 2,3 và du học sinh chuẩn bị được nhận chứng chỉ tốt nghiệp chương trình TTSKN hoặc bằng tốt nghiệp được gửi hồ sơ sơm để làm thủ tục (chứng nhận tạm thời)
Quyền lợi người lao động
- Được hưởng các quyền lợi theo luật cư trú, lao động, các luật và quy định liên quan khác của Nhật Bản
- Được tổ chức tiếp nhận hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng nghề
- Được tổ chức tiếp nhận bố trí nơi ở phù hợp (lao động chỉ trả tiền thuê thực tế sử dụng)
- Được hưởng mức lương tương đương người Nhật Bản làm cùng vị trí và trình độ
- Được đài thọ vé máy bay lượt đi, vé lượt về hai bên thỏa thuận
- Được hưởng chế độ bảo hiểm (tai nạn lao động, tử vong)
Nội dung MOC - Trách nhiệm phía Việt Nam
- Phía Việt Nam giới thiệu doanh nghiệp đủ điều kiện
- Xây dựng điều kiện hợp đồng (các chi phí tổ chức tiếp nhận hỗ trợ NLĐ đào tạo, hỗ trợ 1 phần phí dịch vụ cho Người lao động bằng cách trả chi phí phái cử cho DN phái cử)
- Thẩm định hợp đồng và cấp danh sách xác nhận lao động
- Thông tin để DN phái cử và Người lao động hiểu đúng về chương trình
Đặc biệt, Người lao động được phía Nhật Bản hỗ trợ 1 phần phí phái cử để thanh toán tiền dịch vụ cho công ty phái cử không thấp hơn 1 tháng lương
MOC - Quy định về tổ chức kỳ thi
Hai nước phối hợp thực hiện, đầu mối thông báo phía NB là Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, phía VN là DOLAB
- Kỳ thi tiếng Nhật N4 Japan Foundation Test Basic (JFT basic) - do Quỹ giao lưu quốc tế tổ chức
- Thi trình độ nghề - từng Bộ, ngành chủ quản Nhật Bản chủ trì xây dựng nội dung đánh giá
- Bài thi làm trên máy tính, có thể biết kết quả ngay sau khi thi
- Dự kiến tổ chức nhiều đợt thi mỗi năm
- Nộp lệ phí khi tham dự
- Người lao động đăng ký dự thi năng lực tiếng Nhật và kỹ năng nghề thông qua doanh nghiệp phái cử. Doanh nghiệp sẽ lập danh sách và gửi đăng ký thi của người lao động đến ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam.
Điều kiện doanh nghiệp tham gia phái cử lao động kỹ năng đặc định
- Doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (giấy phép còn hiệu lực).
- Có hợp đồng ký với đối tác Nhật Bản tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định Việt Nam
Hồ sơ đề nghị tham gia chương trình:
- Văn bản gửi Cục
- Hợp đồng ký với đối tác (hợp đồng nguyên tắc)
- Bản sao giấy phép, đkkd, kê khai theo các đường link để giới thiệu với các cơ quan chức năng của Nhật Bản
Cục QLLĐNN cũng hướng dẫn các doanh nghiệp tại Hội nghị về các điều kiện hợp đồng cung ứng, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và hồ sơ để đăng ký thẩm định hợp đồng và xác nhận danh sách phái cử.
Tại Hội nghị, phần thảo luận và hỏi đáp, một số ý kiến các doanh nghiệp tập trung vào các băn khoăn về quản lý lao động tại Nhật bản trong bối cảnh hợp đồng lao động kéo dài hoặc có thể gia hạn hoặc trường hợp người lao động tự chuyển đổi chỗ làm và xin gia hạn hợp đồng thì trách nhiệm của công ty phái cử Việt nam như thế nào. Một số doanh nghiệp quan tâm chi tiết đến đối tượng tuyển chọn theo chương trình này có bao gồm người lao động từng về nước trước hạn khi đi theo chương trình thực tập kỹ năng hay không? Hoặc đối tượng hoàn thành chương trình thực tập 1 năm có được tham gia thi đặc định không?
Cục QLLĐNN đã đưa ra các nội dung giải đáp thắc mắc về (i) đối tượng tham gia chương trình phải hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng 3 năm không vi phạm gì; (ii) Doanh nghiệp phái cử phải thực hiện trách nhiệm quản lý và hỗ trợ của mình căn cứ vào điều khoản ký trong hợp đồng dịch vụ phái cử đã ký với người lao động trước khi xuất cảnh.
Bế mạc hội nghị, ông Phạm Viết Hương cho rằng đây là chương trình mới, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng các qui định của cả hai nước để triển khai, tích cực tìm kiếm đối tác, thận trọng trong đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng, Cục sẽ tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực triển khai và giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy chương trình triển khai có hiệu quả.
Cục quản lý lao động ngoài nước/dolab.gov.vn